[tintuc]Dùng máy đùn cám viên để tự sản xuất thức ăn trong chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương đang được cho là một hướng đi hiệu quả giúp nông dân có thể duy trì và phát triển ngành chăn nuôi trong điều kiện chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay.
Sử dụng máy đùn cám viên tự sản xuất thức ăn viên giúp ông Mạnh vừa tận dụng những sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như ngô, cám gạo, cá tạp… lại vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho đàn lợn.
Gia đình ông Hoàng Tiến Mạnh, thôn Mễ Sơn 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư chăn nuôi lợn đã nhiều năm. Ngay cả trong điều kiện giá lợn thương phẩm xuống thấp, nhiều gia trại đứng ngồi không yên thì ông Mạnh vẫn duy trì nuôi từ 80 đến 100 con lợn. Bởi đã hơn 1 năm nay, chăn nuôi của gia đình không còn phải phụ thuộc vào thức ăn tinh do các hãng sản xuất.
Nuôi thế này chúng tôi cũng đã tính thử. Thử thì 2 lượng cám nói chung là lượng cám công nghiệp đắt tiền hơn 1/3 nhưng lượng cám của nhà mình tự sản xuất mà mình nuôi thì vẫn có hiệu quả ngang nhau. Ban đầu chỉ cần bỏ ra 4,2 triệu để mua
máy đùn cám viên, sau 1 năm sẽ thu hồi vốn và có lãi.
Chăn nuôi với quy mô lớn nên trang trại của ông Lưu Sỹ Đoán, xã Thái Hồng, huyện Thái Thụy không thể dùng cá tạp, ốc bươu vàng để làm thức ăn chăn nuôi. Thay vào đó, ông thu mua ngô đã được phơi khô, cám gạo của người dân địa phương, khô đậu của các nhà máy chế biến nông sản nghiền thành cám rồi chuyển sang máy trộn, cộng thêm một số chất bổ trợ và men vi sinh theo tỷ lệ phù hợp sau đó đùn viên. Bằng cách làm này giúp trang trại kiểm soát chất lượng thức ăn- điều mà chăn nuôi công nghiệp không thực hiện được.
Ông Lưu Sỹ Đoán - xã Thái Hồng (Thái Thụy): Chăn nuôi bằng thức ăn tự sản xuất có sử dụng công nghệ sinh học thì thấy rằng con vật nuôi có sức đề kháng rất là tuyệt vời. Mình có thể quản trị được hội chứng tiêu chảy của lợn con và trong suốt quá trìnhchăn nuôi của mình không hề phải can thiệp bất kỳ loại kháng sinh nào.
Chính việc tự chủ được nguồn thức ăn, kiểm soát chất lượng thức ăn đã giúp ông Đoán xây dựng được thương hiệu thịt lợn hữu cơ, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Và sản phẩm chăn nuôi tại trang trại đã lọt top 50 thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng lần 6 - năm 2017.
Bên cạnh cái được là nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi thì việc dùng máy ép cám viên tự sản xuất thức ăn còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí sản xuất. Hiện tại các loại thức ăn tinh hỗn hợp cho gia súc, gia cầm do công ty sản xuất có giá thành cao, trung bình khoảng 11.000 đ/kg, thì cám tự trộn có cùng công thức dinh dưỡng tính ra rẻ hơn rất nhiều. Bởi người chăn nuôi tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ với giá rẻ và bớt được công vận chuyển.
Ông Đồng Văn Thành - xã Tân Phong (Vũ Thư): Nếu 1 kg thức ăn chăn nuôi mua của đại lý bán lại có giá 12 nghìn đồng thì tự sản xuất ra thì mình mua được nguyên liệu, vẫn cứ rẻ hơn so với giá của đại lý bán sẵn. Thức ăn mình làm ra chỉ vào khoảng 7.000 đồng – 8.000đồng/ kg.
Tự sản xuất thức ăn là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Theo chia sẻ của người chăn nuôi thì không khó để thực hiện mô hình này, ngay cả với chăn nuôi nông hộ hay trang trại.Người chăn nuôi chỉ phải bỏ ra khoảng 14 triệu đồng mua máy nghiền và trộn nhưng có thể nuôi được hàng trăm con lợn, hàng vạn con gà.
MUA MÁY ĐÙN CÁM VIÊN : 0975 85 4341 - 0965 85 4341 ( giá: 4,2tr 4,5 ngựa bảo hành 6 tháng)
Các hộ gần nhau có thể chung nhau máy để đỡ chi phí đầu tư. Trong năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Thái Bình sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương tại 8 huyện, thành phố. Theo đó sẽ có thêm 20 hộ tham gia chương trình.
Kỹ sư Trần Văn Trung- Trưởng phòng Chăn nuôi- TTKN Thái Bình: Triển khai chương trình này đối với máy, trung tâm hỗ trợ 50 % kinh phí. Thứ 2 là trung tâm sẽ tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng máy, tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học.
Tự sản xuất thức ăn trong chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương đang được cho là một hướng đi hiệu quả giúp nông dân Thái Bình có thể duy trì và phát triển ngành chăn nuôi trong điều kiện chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay.[/tintuc]